Thử thách đầu tiên mà đa số tân sinh viên gặp phải khi bước chân vào ngôi trường Đại học đó là “pass” phỏng vấn câu lạc bộ mình yêu thích. Nhiều câu lạc bộ có tiếng còn được cho là thi vào “khoai” hơn cả thi Đại học.  Nhìn các anh chị đi trước tham gia những câu lạc bộ xịn, trở nên tài giỏi và chuyên nghiệp khiến những đàn em sau vô cùng ngưỡng mộ và cho rằng chỉ khi đỗ vào một câu lạc bộ mới có thể thay đổi bản thân và có những năm tháng Đại học rực rỡ.  Nhưng đa số tân sinh viên mới vào Đại học thường chưa có kinh nghiệm phỏng vấn câu lạc bộ bao giờ. Và với vô vàn đơn đăng kí, việc vượt qua được những thử thách này là không hề đơn giản. Có bí quyết nào giúp bạn trở nên nổi bật và thành ứng viên sáng giá dù chưa hề có kinh nghiệm? Bạn thử xem qua một số tips và câu hỏi mẫu mà JobsGO chia sẻ dưới đây nhé.

1. Những bí quyết vượt qua cuộc phỏng vấn câu lạc bộ một cách dễ dàng

 

1.1 Đến đúng giờ Như bất kì cuộc phỏng vấn khác, việc đến đúng giờ phỏng vấn câu lạc bộ được cho là điều đương nhiên. Bạn nên đến sớm để chuẩn bị tốt hơn và cho người phỏng vấn thấy bạn trân trọng cơ hội này.  Trong bất kì cuộc phỏng vấn nào, đến đúng giờ luôn là yêu cầu bắt buộc

1.2 Trang phục lịch sự Sự tự tin sẽ giúp bạn làm chủ cuộc phỏng vấn câu lạc bộ Chỉn chu trong ăn mặc ngay cả khi bạn chỉ là sinh viên đi phỏng vấn câu lạc bộ trong trường sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn về sau này. Dù sao, mặc đẹp cũng nâng cao sự tự tin của bạn và khiến người phỏng vấn có ấn tượng tốt hơn đúng không nào? Có rất nhiều bí quyết và quy tắc để bạn trở nên lịch sự hơn, biết một vài trong số chúng sẽ cải thiện hình ảnh của bạn lên rất nhiều.

1.3 Có sự chuẩn bị trước Mặc dù bạn hoàn toàn là “tờ giấy trắng” về kinh nghiệm, nhưng đừng để hiểu biết của bản thân mình cũng trắng sáng ngang ngửa. Đa phần các câu lạc bộ không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở các tân sinh viên, nhưng việc bạn có tìm hiểu về câu lạc bộ đó và công việc mình sẽ làm trong tương lai sẽ chứng minh thái độ làm việc có trách nhiệm của bạn.

1.4 Sự tự tin Việc thiếu kinh nghiệm không phải là một bất lợi, bởi nhờ thế bạn sẽ nỗ lực hơn và học hỏi nhanh chóng dễ dàng hơn. Hãy tự tin và thể hiện là chính bản thân mình, cho người phỏng vấn thấy bạn phù hợp với vị trí và văn hóa câu lạc bộ, bạn chắc chắn sẽ thành công. Thông thường các tổ chức không tìm kiếm người giỏi nhất, họ tìm kiếm người phù hợp nhất với vị trí việc làm đó.

1.5 Học hỏi kinh nghiệm phỏng vấn của người đi trước Nếu bạn quen anh chị nào đi trước có thể chỉ dẫn cho bạn thì thật tuyệt vời, bởi bạn sẽ đỡ mắc phải nhiều sai lầm không đáng có nhờ những kinh nghiệm từ người đi trước. Việc chuẩn bị cho vòng phỏng vấn câu lạc bộ cũng dễ dàng hơn cho bạn khi “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” phải không nào?

1.6 Thư cảm ơn khi kết thúc buổi phỏng vấn Đa phần các bạn sinh viên đều không có phần này sau buổi phỏng vấn. Nhưng đây lại là một bí quyết ăn điểm vô cùng lớn để thể hiện sự nhiệt huyết và lòng yêu thích với câu lạc mà bạn muốn tham gia. Nhất là khi bạn có thời gian dài để chuẩn bị và không bó buộc trong thời gian buổi phỏng vấn, tại sao không khiến mình nổi bật bằng một thư cảm ơn sau phỏng vấn cẩn thận? Thư cảm ơn là điểm cộng cho bạn sau cuộc phỏng vấn câu lạc bộ

1.7 Chú ý những gì đã viết trong đơn phỏng vấn câu lạc bộ Người phỏng vấn có thể sẽ dựa vào những gì bạn đã từng viết trong đơn để xây dựng câu hỏi cho bạn trong buổi phỏng vấn. Bạn nên giữ lại câu trả lời của mình và đọc lại, tránh trường hợp đơn viết một đằng phỏng vấn nói một nẻo sẽ là một điểm trừ to lớn.

1.8 Nếu chưa nghĩ ra câu trả lời, đừng ngại xin thêm một ít thời gian Bạn không cần phải trả lời ngay lập tức tất cả câu hỏi được đưa ra. Bạn có thể xin thêm một chút thời gian để suy nghĩ kĩ để có câu trả lời tốt nhất.

2. Những câu hỏi phổ biến bạn sẽ bắt gặp

2.1 Giới thiệu về bản thân bạn Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ có và nên là bước mở đầu ấn tượng của riêng bạn. Tóm tắt bản thân qua một vài từ nổi bật sẽ giúp người phỏng vấn nhớ đến bạn nhiều hơn. Ngoài phần cơ bản là thông tin chung, đừng quên có thêm một số điểm mạnh của bản thân kèm theo chứng minh, những thành tích bạn đã từng đạt được… Không quên tham khảo trước vị trí mà mình định ứng tuyển để chọn được những từ khóa đắt giá nhất cho phần mở đầu này. Giới thiệu bản thân là bước đầu để người phỏng vấn nhìn nhận về bạn

2.2 Tại sao bạn lại chọn câu lạc bộ chúng tôi mà không phải câu lạc bộ X hoặc câu lạc bộ nào khác? Giữa vô vàn những câu lạc bộ trong một trường Đại học, không ít sinh viên lựa chọn đến vài CLB để nộp đơn ứng tuyển. Điều đấy không sai, nhưng lại khó mà ăn điểm trong mắt các anh chị phỏng vấn.  Mẹo để trả lời câu hỏi này là bạn nên tìm ra điểm nổi bật của câu lạc bộ mình tham gia ứng tuyển và lí do bạn ấn tượng với điều đó, hoặc có thể cho người phỏng vấn thấy bạn có những tố chất mà bạn cho rằng câu lạc bộ sẽ là nơi phù hợp nhất đối với bạn. Đây được coi là một câu hỏi để tìm ra ứng viên có hiểu biết và yêu thích thực sự với tổ chức.

2.3 Tại sao bạn lại chọn vị trí này mà không phải vị trí trong ban khác? Mỗi vị trí trong tổ chức đều có những đặc thù riêng, việc của bạn là làm nổi bật những điều mà bạn cho là ấn tượng và phù hợp với bạn. Tránh so sánh khập khiễng và nói ra những nhược điểm để lấy làm lí do bạn không chọn vị trí khác. Xem thêm: Xử lí câu hỏi phỏng vấn với kỹ thuật STAR

 

2.4 Bạn sẽ làm gì nếu xảy ra xung đột bất đồng với bạn làm cùng/ leader? Đây là điều rất bình thường khi làm việc nhóm, nhưng cũng là một câu hỏi kinh điển khi phỏng vấn của các CLB. Bình tĩnh và đưa ra hướng giải quyết hòa bình cũng là một cách hay bạn có thể áp dụng.

2.5 Bạn dự định sẽ gắn bó với câu lạc bộ trong bao lâu? Thường nhiều bạn sẽ lựa chọn một quãng thời gian thật dài để chứng minh sự nhiệt huyết của mình với câu lạc bộ , nhưng đôi khi nó sẽ đem lại cho người phỏng vấn cảm giác bạn không nghiêm túc và trung thực. Lựa chọn câu trả lời phù hợp hơn như mong muốn gắn bó trong thời gian lâu dài  hay khi còn phù hợp với văn hóa câu lạc bộ, mang lại lợi ích cho cả hai. Kết: Tóm lại, lần đầu tiên phỏng vấn câu lạc bộ ở trường Đại học sẽ đem lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm mới mẻ và kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Hãy coi đây là một buổi nói chuyện để hai bên hiểu nhau hơn và đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí tương lai. Hy vọng những mẹo trên đây có ích cho bạn trên con đường chinh phục người phỏng vấn đầu tiên.