1. Thống kê chi tiêu của bạn Cách kiểm soát chi tiêu trước tiên cần bắt đầu từ việc thống kê lại những khoản bạn đã tiêu dùng trong tháng. Mục đích của việc này tất nhiên là để bạn nhìn nhận được sự hoang phí của mình. Đồng thời hiểu được lý do vì sao cứ đến giai đoạn cuối tháng là lại bị cháy túi. Thống kê chi tiêu giúp bạn quản lý tài khoản tốt hơn Từ bảng chi tiêu đó, bạn sẽ nhìn nhận được các vấn đề chi tiêu của mình. Một là bạn tiêu quá nhiều, hai là bạn kiếm không đủ tiền để tiêu. Một vấn đề khác đó là việc bố trí chi tiêu. tìm ra cách hạn chế tiêu dùng đầu tháng, tiết kiệm để cuối tháng không “hết tiền”.

2. Xác định những khoản “lãng phí” mỗi tháng Các khoản lãng phí là thứ thường xuyên tồn tại trong chi tiêu của mỗi chúng ta. Đôi khi ta vô tình nổi hứng và tiêu một khoản thật lớn. Mặt khác cũng có thể là vì bạn có thói quen chi tiêu cho một mặt hàng không cần thiết. Nếu là nổi hứng thì bạn cần biết cách kiềm chế bản thân khi “hứng” bất chợt nổi lên. Bình tĩnh suy nghĩ xem chúng có thật sự cần thiết hay không. Nghiêm trọng hơn là việc hoang phí đó đã trở thành thói quen. Bạn nên tìm cách thay đổi thói quen ấy ngay khi nó dần trở thành “bệnh” như những hội chứng nghiện mua sắm, săn sale như hiện nay.  Xem thêm: Giảm giá – Liều thuốc “gây nghiện” không nên thử quá liều

 

3. Mua sắm phù hợp với khả năng tài chính của bạn Hãy luôn cân đo đong đếm các khoản tiêu dùng và so sánh chúng với thu nhập hiện tại của bạn để xem chúng có thực sự hợp lý hay không? Một cách khác là bạn nên hoạch tính chi tiêu hàng tháng và xác định rõ ràng khoản tiền mình có thể dùng để mua sắm. Cân nhắc việc mua sắm với khoản tiền đó sẽ dễ dàng hơn so với việc tính toán dựa trên toàn bộ lương của bạn. Chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính giúp bạn không lo “hết tiền cuối tháng” Tìm kiếm thêm các chương trình khuyến mãi là một cách tiết kiệm của nhiều người trẻ hiện nay. Hơn nữa, các chế độ thành viên tích điểm cũng là một cách để giảm bớt các chi phí ngoài khác như mua sắm, giải trí,…

4. Share các khoản chi phí Share các khoản chi phí là cách hiệu quả phổ biến hiện nay, đặc biệt là với các bạn sinh viên. Nếu ở chung với những người bạn khác, bạn có thể share tiền nhà, điện nước. Tiền ăn uống cũng có thể giảm đi và không lãng phí mỗi lần đặt món qua app. Một số khoản có thể share khác như các khoản chi tiêu điện tử như gói xem phim, gói chơi game, gói mạng,.. Tuy nhiên, việc share chi phí cũng có một số điểm bất cập khác. Thứ nhất là bạn cần tìm một người đáng tin và hợp tính cách. Sau đó là cả hai nên có cách để cùng nhau giảm bớt chi tiêu chứ không phải là tiêu nhiều hơn.

5. Dùng những sản phẩm “tiết kiệm” Mua những sản phẩm có khuyến mãi, giá cả hợp lý hoặc gom đơn với giá sỉ là một cách để bạn tiết kiệm chi phí hàng tháng của mình. Ham “săn sale” dễ khiến bạn rơi vào tình trạng “hết tiền” nhanh hơn Với những sản phẩm khuyến mãi, chúng sẽ phổ biến hơn trong siêu thị hoặc bạn có thể săn hàng trên website thương mại điện tử. Với những sản phẩm giá rẻ, bạn có thể cân nhắc giá cả và chức năng của sản phẩm. Tránh trường hợp mua về không dùng, như vậy còn lãng phí hơn. Với cách gom đơn giá sỉ thì bạn nên thực hiện với nhiều người bạn khác của mình thay vì tự mình mua số lượng lớn. Với những sản phẩm dài hạn, dùng hằng ngày như hàng tiêu dùng thì không quá khó khăn. Tuy nhiên, với những mặt hàng không dùng thường xuyên, nếu ham giá sỉ quá mà mua cố thì có thể còn lãng phí và có thể khiến bạn “hết tiền” nhanh hơn nữa đấy.

6. Khảo giá trước khi mua bất cứ thứ gì Khảo giá trước khi mua là một thói quen tốt mà người trẻ cần rèn luyện cho mình để tránh mua hớ hoặc mua phải hàng rẻ mà không đảm bảo chất lượng. Có rất nhiều cách khác nhau để mọi người có thể khảo giá một sản phẩm bất kỳ: Cách thứ nhất là hỏi người có hiểu biết về sản phẩm đó. Những “tư vấn viên” này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn việc chọn sản phẩm tùy theo mức giá. Đặc biệt là những lời khuyên này phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Tư vấn viên đó có thể là người thân, bạn bè hay người quen,… Các trang thương mại điện tử là nơi giúp bạn tham khảo giá các sản phẩm dễ dàng hơn Cách thứ hai là tham khảo trên các trang chuyên bán những sản phẩm đó hoặc trang web chính hãng của nhà sản xuất. Đây là nơi giúp bạn phân loại sản phẩm chính xác và giá chân thực nhất. Cách khác là tham khảo trên cách trang thương mại điện tử. Hãy chú ý kiểm tra thông tin gian hàng bán và các chương trình khuyến mãi nếu giá chênh lệch quá lớn. Một nơi khảo giá khác chính là mạng xã hội. Rất nhiều người “bán hàng online” cùng hàng ngàn mức giá khác nhau sẽ cho bạn cách nhìn tổng quan hơn. Nhìn chung, tùy thuộc vào điều kiện, bạn có thể chọn cho mình cách phù hợp nhất. Dù vậy trước khi quyết định, đừng quên so sánh để chọn được sản phẩm ưng ý nhất nhé. Xem thêm: Những việc làm lương cao nhưng áp lực lớn

 

7. Thay đổi ngay bây giờ Tất nhiên là muốn bớt chi tiêu thì chính chúng ta phải thay đổi ngay bây giờ. Việc chi tiêu vượt quá mức thu nhập sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác như nợ xấu hay không có khoản tiết kiệm kh cần. Điều này không hề có lợi cho cuộc sống của người trẻ. Với những người đã đi làm, các bạn cũng nên trưởng thành hơn và suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Một vấn đề khác đó là các căn bệnh nghiện mua sắm hiện nay. Đó có thể là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm nếu không kịp thời kiểm soát.  Vậy nên bạn không thể xem thường những chuyện tưởng như bình thường này. Kết “Cháy túi” cuối tháng là một cụm từ nói vui, nhưng chúng ta đều hiểu đó là chuyện không hề vui vẻ chút nào. Để chi tiêu phù hợp, hiệu quả hơn, hãy bắt đầu tiết kiệm cho bản thân ngay thôi. Ngoài ra, tìm cho mình một “việc làm lương cao” cũng là giải pháp vô cũng thực tế để giúp bạn không còn nỗi lo “hết tiền cuối tháng” nữa đấy.