Thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence) lần đầu tiên được đặt ra bởi các nhà tâm lý học vào cuối thế kỉ 20. Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng nhận biết, thấu hiểu và suy luận bằng cảm xúc của một người. Đó là một khả năng quan trọng khi nói đến giao tiếp giữa các cá nhân – và là một chủ đề được nhắc đến nhiều không chỉ trong tâm lý học mà trong cả giới kinh doanh. EQ là gì? EQ hay trí tuệ cảm xúc được định nghĩa là khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của chính mình cũng như mọi người xung quanh. Khả năng này cũng bao gồm việc sử dụng sự nhận biết cảm xúc này để đưa ra quyết định, xử lý vấn đề và giao tiếp hiệu quả với người khác. Các cấp độ của chỉ số EQ Theo hai nhà nghiên cứu về tâm lý học, EQ được chia ra làm 4 cấp độ khác nhau: Nhận thức cảm xúc Lý luận bằng cảm xúc Thấu hiểu cảm xúc Quản lý cảm xúc Trước đây, cảm xúc và trí thông minh thường được coi là tách biệt nhau. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu tâm lý học ngày càng quan tâm đến nhận thức và ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc. Lĩnh vực này khám việc các cảm xúc và tâm trạng như hạnh phúc, tức giận, sợ hãi và buồn bã ảnh hưởng như thế nào đến cách mọi người hành xử và đưa ra quyết định. Tại sao chỉ số EQ – trí tuệ cảm xúc lại quan trọng trong công việc? Trí tuệ cảm xúc được đánh giá là một kỹ năng quan trọng giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp, xử lý vấn đề, cũng như xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Tin vui là rất nhiều nhà khoa học tin rằng trí tuệ cảm xúc có thể được luyện tập và đào tạo. Cách nhận biết người có chỉ số EQ thấp (Ảnh: Verywell Mind)   Những người có chỉ số EQ cao Những người có chỉ số EQ thấp Đưa ra quyết định và xử lý vấn đề một cách hiệu quả Giữ bình tĩnh khi gặp áp lực Có khả năng giải quyết xung đột Có sự đồng cảm lớn hơn Biết lắng nghe và đưa ra những đóng góp mang tính xây dựng Đóng vai nạn nhân hoặc trốn tránh nhận lỗi Có phong cách giao tiếp thụ động hoặc gay gắt Từ chối làm việc như một team Chỉ trích gay gắt hoặc bác bỏ ý kiến của người khác Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm có vai trò quan trọng như thế nào? Làm thế nào để nâng cao EQ? Đừng quá lo lắng khi bạn không có trí tuệ cảm xúc cao một cách tự nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc có thể được cải thiện nếu bạn luyện tập và thực hành thường xuyên. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong công việc của bạn, nơi các mối quan hệ và các quyết định kinh doanh thường dựa vào sự thấu hiểu giữa các cá nhân, làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả.

1. Nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân Một trong những bước đầu tiên để sử dụng các kỹ năng trí tuệ cảm xúc ở nơi làm việc là thực hành nhận biết cảm xúc của chính bạn. Tự nhận thức ở đây có nghĩa là bạn cần thấu hiểu cảm xúc của bản thân trước khi có thể hiểu người khác. Đây là một trong những thành phần nền tảng của một người có EQ cao. Chú ý đến cảm giác của bạn: Những điều bạn đang cảm thấy có tác động đến quyết định bạn đưa ra hay cách bạn tương tác với người khác không? Khi suy nghĩ về những câu hỏi này, bạn có thể nhận thấy rằng bạn nhận thức rõ hơn nhiều về cảm xúc của chính mình và cách chúng ảnh hưởng đến cách bạn ứng xử. Quan sát cách phản ứng của bản thân: Khi giao tiếp với người khác, bạn có thường cảm thấy bản thân mất kiên nhẫn hay dễ nổi nóng không? Việc nhận ra điểm yếu cho phép bạn tìm cách giải quyết chúng. Hãy nhớ rằng cảm xúc là thoáng qua: Đồng nghiệp có thể khiến bạn khó chịu hoặc sếp có thể giao cho bạn một nhiệm vụ khó khăn để hoàn thành. Trước khi bạn phản ứng lại một cách tiêu cực, hãy nhớ rằng những điều này chỉ là tạm thời. Đưa ra quyết định một cách hấp tấp dựa trên cảm xúc nhất thời có thể gây bất lợi cho mục tiêu và thành công lâu dài của bạn. Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực giúp bạn cải thiện chỉ số cảm xúc EQ hiệu quả hơn

2. Thực hành việc tự điều chỉnh Khả năng tự điều chỉnh hành vi là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Nhận thức được cảm xúc của bạn là bước đầu tiên, nhưng bạn cũng cần phải có khả năng điều khiển cảm xúc của mình. Những người có khả năng tự điều chỉnh tốt có khả năng thích ứng tốt với các tình huống bất ngờ. Họ không phản ứng bộc phát mà cân nhắc những cách thích hợp để thể hiện cảm xúc của mình. Để cải thiện kỹ năng tự điều chỉnh của bạn ở nơi làm việc, bạn có thể: Tìm cách giải phóng căng thẳng. Có những sở thích ngoài công việc là một cách tuyệt vời để bắt đầu. Tập thể dục cũng là một phương pháp lành mạnh để giải phóng căng thẳng. Giữ bình tĩnh. Hãy hiểu rằng sẽ có những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Hãy tìm những cách hữu ích để phản ứng mà không đổ thêm dầu vào lửa. Hãy cân nhắc trước khi phản ứng. Cảm xúc có thể khiến bạn khó kiềm chế trong lúc nóng nảy. Bạn có thể đưa ra một lựa chọn bình tĩnh hơn, hợp lý hơn nếu cho mình thời gian để cân nhắc cách ứng xử hợp lý. Xem thêm: 5 phương pháp giải quyết xung đột nơi công sở

3. Cải thiện kỹ năng xã hội Nghiên cứu về tâm lý cảm xúc cho thấy những người có chỉ số EQ cao cũng có kỹ năng xã hội rất tốt. Vì họ rất giỏi trong việc nhận biết cảm xúc của người khác, họ có khả năng phản ứng phù hợp với những tình huống khác nhau. Các kỹ năng xã hội cũng được đánh giá cao ở nơi làm việc vì chúng dẫn đến sự hiệu quả trong giao tiếp. Kỹ năng xã hội giúp bạn giao tiếp hiệu quả và thành công hơn trong công việc Nhân viên và quản lý có kỹ năng xã hội tốt có thể xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và truyền đạt ý tưởng của họ một cách hiệu quả. Những người có kỹ năng xã hội tốt không chỉ là những nhân sự tuyệt vời trong đội nhóm mà họ còn có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo khi cần thiết. Bạn có thể nâng cao kỹ năng cải xã hội của mình bằng cách: Lắng nghe những gì người khác nói. Điều này không có nghĩa là chỉ nghe người khác nói một cách thụ động. Lắng nghe chủ động bao gồm việc thể hiện sự chú ý, đặt câu hỏi và đưa ra những phản hồi hữu ích cho người nói.  Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể. Những tín hiệu mà mọi người gửi qua ngôn ngữ cơ thể của họ có thể truyền tải rất nhiều điều về những gì họ thực sự nghĩ. Rèn luyện kỹ năng thuyết phục của bạn. Biết thuyết phục các thành viên trong nhóm và người quản lý lắng nghe ý kiến ​​của bạn có thể giúp bạn thể hiện bản thân và thăng tiến sự nghiệp. 4. Trở nên đồng cảm hơn Những người thông minh về cảm xúc rất giỏi trong việc đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu được cảm giác của họ. Sự đồng cảm không chỉ là nhận biết cảm giác của người khác. Nó cũng liên quan đến cách bạn phản ứng với những cảm xúc này. Đồng cảm với người khác luôn là rất cần thiết dù là trong hoàn cảnh nào Cân nhắc mọi thứ từ góc nhìn của người khác đôi khi có thể là một thử thách, đặc biệt là nếu bạn không đồng tính với người kia. Nhưng thay vì để những bất đồng tích tụ thành những xung đột lớn, hãy dành thời gian nhìn nhận tình hình từ góc độ của người khác. Đồng cảm sẽ là bước đầu tiên để tìm ra điểm chung giữa hai ý kiến trái chiều.