Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “tấm bản đồ” cho bạn làm chủ tương lai của chính mình. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp từ sớm giúp bạn đưa ra được những lựa chọn chính xác về học tập và nghiên cứu để trở thành ứng viên sáng giá cho công việc mơ ước. Làm sao để vạch ra được lộ trình chinh phục mục tiêu nghề nghiệp dựa trên năng lực và đam mê của bản thân? Cùng JobsGO khám phá 5 bước xây dựng kế hoạch nghề nghiệp đơn giản mà hữu hiệu. Cần xây dựng kế hoạch nghề nghiệp từ sớm Tại sao cần lập kế hoạch nghề nghiệp? Lập kế hoạch là làm những gì cần thiết để đi được đến đích mà bạn mong muốn. Như với các chuyến du lịch, bạn cần lên kế hoạch trước cho nó, thực hiện từng các công việc như chọn ngày, chọn địa điểm rồi đặt phòng, chuẩn bị thức ăn và phương tiện,… Tương tự như vậy, bạn đặt ra một mục tiêu về nghề nghiệp và đề ra các công việc cần làm theo thứ tự để đạt được mục tiêu ấy. Mọi việc luôn cần có trình tự nhất định, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp chính là cách để bạn biết bắt đầu từ đâu và phát triển ra sao. Ví dụ: Nếu bạn mong muốn trở thành một bác sĩ, bước đầu tiên là bạn cần học tập thật tốt để thi vào các trường y, dược. Sau đó, bạn cũng cần đọc sách và rèn luyện các kỹ năng liên quan đến ngành, nghề này.

5 bước xây dựng kế hoạch nghề nghiệp

Bước 1: Lựa chọn các nghề nghiệp phù hợp Đây là bước để bạn nhìn nhận và đánh giá bản thân trên nhiều khía cạnh: đam mê, kĩ năng,… Dựa vào đó, bạn sẽ xây dựng một danh sách các lựa chọn nghề nghiệp. Ở bước này, Self-assessment – các câu hỏi tự đánh giá là công cụ hữu hiệu để bạn hiểu bản thân hơn. Nội dung bộ các câu hỏi này rất phong phú, một số câu hỏi điển hình như sau: Điều gì sẽ khiến cho công việc của bạn trở nên ý nghĩa?  Lương có phải yếu tố quan trọng với bạn không? Bạn mô tả về bản thân mình như thế nào?  Bạn đã tham dự và mong muốn được tham dự các khóa đào tạo nào Xem thêm: 9 câu hỏi cần trả lời dịp cuối năm để phát triển sự nghiệp trong năm mới Ngoài ra, còn có MBTI là một bài trắc nghiệm tính cách hướng nghiệp khá phổ biến, bạn có thể làm thử và tham khảo kết quả những lĩnh vực công việc sẽ phù hợp với mình.

Bước 2: “Kiểm nghiệm” các lựa chọn Giữa một “rừng” các lựa chọn nghề nghiệp ấy, làm thế nào để chọn ra được công việc thật sự dành cho bạn? Việc cần làm đầu tiên trong bước 2 của xây dựng kế hoạch nghề nghiệp là sắp xếp các giá trị ưu tiên của bạn: Điểm mạnh nổi bật nhất của bạn là gì? Bạn quan tâm đến kiểu công việc nào nhất? Đâu là điều mà bạn tìm kiếm ở mỗi công việc? Công việc với nhiều thử thách, nhiều cơ hội phát triển hay một công việc ổn định, chế độ phúc lợi tốt,… đó là những giá trị mà bạn cần xác định mức độ quan trọng đối với bản thân. Sau đó, đối chiếu với các công việc, bạn sẽ lập được một danh sách mới thứ tự những lựa chọn nghề nghiệp ưu tiên để tập trung vào các vị trí đầu.  Sắp xếp các lựa chọn nghề nghiệp theo thứ tự ưu tiên Cách tốt nhất để dễ dàng sắp xếp sự ưu tiên và thu hẹp các lựa chọn lại chính là tham gia những chương trình thực tập của các công ty để tự mình “kiểm nghiệm” các lựa chọn trong thực tế. Bên cạnh việc đánh giá chủ quan, bạn cũng nên cân nhắc các yếu tố bên ngoài như xu hướng thị trường, tính chất công việc,…

Bước 3: Ra quyết định trong lập kế hoạch nghề nghiệp Sau khi đã xem xét thật kỹ, hãy chọn ra con đường sự nghiệp phù hợp nhất cho bạn. Tùy theo phạm vi khả năng của bạn mà bạn có thể tùy chọn một hay nhiều con đường. Tập trung vào một con đường sẽ an toàn hơn trong việc tìm kiếm việc làm nhưng theo đuổi cùng lúc 2,3 con đường cho bạn nhiều cơ hội tiềm năng. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về quyết định của bản thân, đừng ngần ngại xin lời khuyên từ gia đình, bạn bè và cả những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. Xem thêm: Chọn nghề nghiệp với thuyết con nhím: đừng là cáo, hãy là nhím

Bước 4: Thiết lập các mục tiêu Khi đã có lựa chọn trong tay, bạn cần triển khai một kế hoạch hành động cụ thể với bước đầu tiên là đặt ra các mục tiêu. Đây sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ kế hoạch nghề nghiệp của bạn. Lưu ý là nên xác định các mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn, trong khoảng thời gian 1-5 năm. Ứng dụng mô hình SMART sẽ hỗ trợ bạn thiết lập mục tiêu tốt hơn. Ứng dụng mô hình SMART trong xây dựng mục tiêu nghề nghiệp S – Specific: Mục tiêu cần cụ thể  Đừng đặt những mục tiêu không rõ ràng, hãy đảm bảo đặt những mục tiêu có thể hình dung được ngay những công việc cần làm.  Ví dụ: Thay vì viết ra mục tiêu “Làm việc ở tập đoàn đa quốc gia” thì hãy sửa thành “Đậu chương trình Management Trainee 2021 của Unilever”. M – Measurable: Mục tiêu cần có khả năng đo lường Một cách để bạn dễ đo lường tiến độ hoàn thành mục tiêu đó là gắn mục tiêu với các con số.  Ví dụ: Làm được 50 bài tập Tiếng Anh trong một tuần. A – Attainable: Mục tiêu cần khả thi Đặt ra những mục tiêu xa rời tầm với sẽ không mang đến cho bạn động lực chỉ tạo ra nhiều áp lực. Bạn có thể bắt đầu với một mục tiêu thấp và dần nâng tầm nó lên. Ví dụ: Với một bạn mới bạn đầu tìm hiểu về một lĩnh vực mới, thay vì xác định mục tiêu “Đọc hết một cuốn sách trong 5 ngày” thì hãy sửa thành “Mỗi ngày dành 30 phút đọc cuốn sách” R – Realistic: Mục tiêu cần có tính thực tế Liệu mục tiêu đặt ra có đáng để bạn nỗ lực hết mình không? Những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn cần có sự liên quan và thống nhất, đồng thời chúng phải thực sự có ý nghĩa với bạn. T- Timely: Mục tiêu cần có thời hạn Khi bạn làm việc dưới sức ép của thời gian, bạn sẽ thấy tính cấp thiết của công việc và nhanh chóng đạt được kết quả hơn. Ví dụ: Đi thực tập trong lĩnh vực Nhân Sự trước khi tốt nghiệp.

Bước 5: Hiện thực hóa mục tiêu Kế hoạch chỉ trở nên giá trị khi có hành động. Bước cuối cùng trong lập kế hoạch nghề nghiệp là viết ra giấy chi tiết những việc cần làm để thực hiện mục tiêu. Theo dõi và đánh dấu khi hoàn thành được một đầu việc và luôn sẵn sàng chuẩn bị cho đầu việc tiếp theo. Theo thời gian, mục tiêu và thứ tự giá trị ưu tiên của bạn có thể thay đổi vì nhiều lý do khác nhau. Đừng ngại chỉnh sửa kế hoạch hành động nếu cần thiết, miễn là bạn cảm thấy điều đó ổn và sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Xây dựng kế hoạch hành động Kết Có bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về từng “đường đi, nước bước” để tự quyết định tương lai sự nghiệp của bản thân. Hãy đầu tư một khoản thời gian và công sức tương xứng để xây dựng kế hoạch nghề nghiệp trọn vẹn nhất.